Mỗi một bản thiết kế xây dựng đều cần phải dựa trên một tỷ lệ nhất định cùng với đó việc xây nhà cửa, xây dựng công trình hay phân lô đều cần có quy hoạch rõ ràng và cụ thể. Trong số này của chuyên mục nhà đất, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy hoạch 1/500 là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch 1/500.
Contents
I. Quy hoạch 1/500 là gì?
“Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500” trích Khoản 2, Điều 30, Luật quy hoạch đô thị năm 2009. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây chính là bản đồ quy hoạch chi tiết với tỉ lệ là 1/500 với tổng mặt bằng quy hoạch của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.
- Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án cụ thể.
- Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được lập dự án đầu tư xây dựng và là căn cứ cho việc cấp giấy phép xây dựng sau này.
II. Ý nghĩa của của quy hoạch 1/500
Căn cứ vào khoản 2- Điều 11 và khoản 2- Điều 24 của Luật Xây dựng về việc quy hoạch chi tiết cho các công trình xây dựng ở các khu đô thị thì có thể thấy rằng bản đồ quy hoạch 1/500 là bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng với tỉ lệ 1/500, cụ thể hóa nội dung, các hạng mục quy hoạch chung và quy hoạch phân khu cụ thể, rõ ràng…
Quy hoạch này sẽ được mô phỏng cụ thể và chi tiết bằng công trình xây dựng trên mặt đất, còn riêng về mặt hạ tầng kỹ thuật, bản đồ quy hoạch thể hiện rõ nét ranh giới giữa các lô đất với nhau hoặc ranh giới các hạng mục công trình từ đó mà người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng.
III. Điều kiện và quy trình thực hiện quy hoạch 1/500
Mỗi loại dự án chủ đầu tư thực hiện các hạng mục xây dựng cần lưu ý các điều kiện riêng mà dự án yêu cầu để các cấp thẩm quyền ra quyết định.
1. Điều kiện cơ bản của quy hoạch 1/500
- Không nhất thiết phải có quy hoạch 1/500 đối với các dự án có quy mô và diện tích xây dựng dưới 5ha hoặc dự án nhà ở chung cư khoảng 2ha diện tích.
- Các dự án có quy mô mặt bằng xây dựng trên 2ha đối với dự án nhà ở chung cứ và trên 5ha đối với dự án xây dựng khác thì chủ đầu tư cần có bản quy hoạch chi tiết 1/500.
- Việc thực hiện bản quy hoạch 1/500 phải dựa trên bản quy hoạch 1/2000 đã được cơ quan nhà nước thông qua.
2. Quy trình quy hoạch 1/500
Muốn cơ quan có thẩm quyền thông qua bản kế hoạch chi tiết 1/500 thì các đơn vị thi công cần phải thực hiện theo quy trình sau một cách tuần tự:
- Cơ sở quan trọng đầu tiên để cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt bản quy hoạch đã được thực hiện đó chính là tờ đề nghị thẩm định bản quy hoạch.
- Lập bản quy hoạch xây dựng và có phê duyệt từ chủ thể thực hiện dự án.
- Các văn bản mang giá trị pháp lý để chuyển lên các cấp thẩm quyền phê duyệt dự án.
- Văn bản công nhận đơn vị đấu thầu xây dựng dự án là chủ đầu tư hoặc chứng nhận việc đầu tư dự án từ cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực.
- Các bản thuyết trình và bản vẽ của dự án thực hiện và làm theo đúng các hình thức đã quy định.
- Bản đồ phải thể hiện ranh giới hành chính của lô đất, dự án, công trình chuẩn bị xây dựng.
- Các phạm vi thực hiện bản quy hoạch chi tiết 1/500 cần được phân chia cụ thể.
- Dự thảo về nhiệm vụ cần thực hiện đối với bản quy hoạch chi tiết 1/500 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
IV. Sự khác nhau giữa quy hoạch 1/500 với 1/2000
Hai bản quy hoạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay là quy hoạch chi tiết 1/500 và quy hoạch chi tiết 1/2000, khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai bản quy hoạch này. Vì vậy, bạn có thể dựa vào những yếu tố mà Olivierguez.com đưa ra dưới đây để phân biệt hai loại này.
-
Khác nhau về nơi thực hiện
- Quy hoạch 1/500: Do các cơ quan, công ty bất động sản hoặc doanh nghiệp thực hiện.
- Quy hoạch 1/2000: Do địa phương nơi triển khai công trình hay dự án thực hiện.
-
Điểm khác về đồ án quy hoạch
- Quy hoạch 1/500: Thường được gọi là đồ án quy hoạch xây dựng.
- Quy hoạch 1/2000: Thường được biết đến và gọi là đồ án quy hoạch chi tiết.
-
Điểm khác nhau về mục đích lấy ý kiến
- Quy hoạch 1/500: Mục đích chính được hướng tới là những vấn đề cụ thể, sát thực từ phía chủ đầu tư trước khi thực hiện dự án để khách hàng và các nhà đầu tư hiểu rõ.
- Quy hoạch 1/2000: Việc lấy ý kiến sẽ do các đơn vị tiến hành lấy ý kiến từ các đơn vị chức năng hoặc cơ quan có thẩm quyền để định hướng một cách cụ thể và rõ nét cho việc xây dựng bản quy hoạch.
Với những thông tin mới nhất về quy hoạch 1/500, hẳn rằng bạn đã hiểu hơn và có cái nhìn rõ nét về vấn đầu này.