Điền kinh là gì? Những thông tin cơ bản nhất về bộ môn này

Điền kinh là gì? Hẳn là có nhiều người còn hiểu mơ màng về bộ môn thể thao này, tuy nó không qua “hot” như bộ môn thể thao vua- Bóng đá nhưng đây cũng là một bộ môn thể thao hàng đầu  không kém phần thú vị. Hãy cùng olivierguez.com tìm hiểu ngay nhé!

Contents

I. Điền kinh là gì?

Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu đời, phổ biến rộng rãi khắp nơi. Nó bao gồm nhiều môn thể thao như chạy bộ, đẩy tạ, ném búa, ném đĩa, ném lao, nhảy xa, nhảy cao. Ngoài các cuộc đua tiếp sức thì các bộ môn còn lại chủ yếu là môn thể thao cá nhân.

Điền kinh là một trong những bộ môn chủ đạo trong các đại hội thể thao Olympic thế giới.

II. Quá trình hình thành

Điền kinh có lịch sử rất lâu đời.

Các cuộc thi đấu điền kinh đã được con người tổ chức vào thời cổ đại Hy Lạp, theo ghi nhận được là vào khoảng năm 776 TCN

  • Năm 1837, cuộc thi đấu 2km đầu tiên được tổ chức tại thành phố Legbi, nước Anh
  • Từ năm 1851, các chương trình thi đấu tại các trường đại học ở Anh đưa vào một số môn nhảy cao, nhảy xa, chạy vượt chướng ngại vật, chạy nhanh, ném tạ…
  • Năm 1880, ra đời liên đoàn điền kinh nghiệp đầu tiên trên thế giới- Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh
  • Trong mười năm sau đó, Bộ môn này phát triển mạnh mẽ ở các nước như Thụy Điển, Na Uy, Đức, Mỹ, Pháp… Cũng vì vậy dẫn tới sự xuất hiện các Liên đoàn điền kinh quốc gia ở phần lớn các châu lục.
  • Từ năm 1896, Sự phát triển mạnh của môn điền kinh được đánh dấu bởi sự kiện khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thao Olympic Aten( 1896- Hy Lạp)
  • Năm 1912, thành lập liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF( International Amateur Athlectic Federration). Đây là tổ chức đứng đầu chỉ đạo phong trào điền kinh thế giới có trụ sở tai Manoca, hiện tại có 209 thành viên liên đoàn điền kinh quốc gia

III. Các môn điền kinh

Điền kinh gồm đa dạng các loại hình lĩnh vực.

1. Chạy

1.1 Chạy trên địa hình tự nhiên

Với cự ly từ 600m đến 30000m, trong đại hội thể thao Olympic có môn chạy Marathon với độ dài 42.195m. Bên cạnh đó, trong hệ thống thi đấu của IAAF  thì chạy Marathon còn tổ chức riêng cho các quốc gia  hoặc các khu vực.

1.2 Chạy trên sân vận động

  • Chạy cự ly dài: từ 3000m tới 30.000m, Trong đại hội thể thao Olympic phân chia thành môn chạy nữ ( 3000m), nam ( 5000m và 10.000m).
  • Chạy cự ly trung bình: Từ 800 đến 1500m
  • Chạy cự ly ngắn: gồm có cự ly 100m, 200m, 400m.

1.3. Chạy vượt chướng ngại vật

  • Chạy tiếp sức: Gồm có chạy tiếp sức hỗn hơp( 400+300+200+100m…), tiếp sức cự ly trung bình( 800- 1500m), chạy tiếp sức cự ly ngắn( 50- 400m)
  • Chạy vượt rào: Gồm có chạy 3000m vượt chướng ngại vật và chạy cự ly từ 80m đến 400m.

2. Nhảy

  • Nhảy theo phương nằm ngang: gồm nhảy xa và nhảy ba bước, vượt được cự ly càng lớn càng tốt
  • Nhảy qua xà ngang: có nghĩa là vượt qua mức xà càng cao càng có lợi, bao gồm nhảy sào( dùng sào chống nhảy) và nhảy cao

3. Ném đẩy

Bộ môn này bao gồm Đẩy tạ, Ném tạ xích, Ném lao, Ném đĩa, ném lựu đạn, Ném bóng. Trong đại hội Olympic thì có Đẩy tạ, Ném tạ xích, Ném đĩa ,Ném lao.

Cắn cứ vào kỹ thuật ném, người ta chia thành các loại sau:

  • Ném quay vòng: gồm Ném đĩa có khối lượng từ 1kg đến 2kg
  • Đẩy tạ: có trọng lượng từ 3- 7,257kg, vận động viên đứng trong một vòng trong có đường kính 2,135m
  • Ném từ sau đầu: gồm Ném lao (600-800g), Ném lựu đạn (500-800g), Ném bóng (150g)
  • Ném tạ xích: có trọng lượng từ 5kg- 7,257kg

4. Đi bộ thể thao

Cơ chế của bộ môn này là trong quá trình thực hiện, một chân hoặc cả 2 chân bạn đều phải tiếp xúc với mặt đất đồng thời chân phải luôn giữ thẳng khi chân chống trước đên lúc kết thúc đạp sau. Đi bộ thể thao có thể đi theo thời gian, có thể đi theo cự ly trên mọi loại đường khác nhau.

5. Phối hợp nhiều môn

Trong dó gồm mười môn phối hợp nam ( chạy 1500m, ném lao, nhảy sào, ném đĩa, chạy 110m rào, chạy 400m, nhảy cao, đẩy tạ, nhảy xa, chạy 100m) và bảy môn phối hợp nữ ( chạy 800m rào, ném lao, nhảy xa, chạy 200m, nhảy cao, đẩy tạ, chạy 100m rào). Đây là cuộc thi mà các vận động viên thi đấu trong một số môn khác nhau và đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu.

IV. Các giải điền kinh thế giới

  • Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới: Được tổ chức hai năm một lần vào tháng Ba, thi đấu trong 3 ngày tại một đấu trường trong nhà.
  • Giải vô địch điền kinh thế giới: Một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần vào tháng 8 với sự tham gia của 200 quốc gia và hơn 2000 vận động viên tranh đoạt 49 huy chương vàng
  • Giải vô địch điền kinh thế giới U20: Thường tổ chức vào tháng 7 hằng năm. Hội tụ nhiều vận động viên trẻ đến từ khắp nơi trên toàn cầu với sự tham gia khoảng 180 liên đoàn quốc gia và hơn 2200 vận động viên
  • Giải vô địch việt dã điền kinh thế giới: Sự kiện được tổ chức vào tháng 3 hằng năm, các vận động viên thi đấu trên địa hình tự nhiên với cự ly dài nhất trong bộ môn điền kinh.
  • Cúp châu lục điền kinh thế giới: Sự kiện diễn trong 3 ngày vào tháng 9, bốn năm một lần. Đây không phải cuộc thi cá nhân mà là cuộc thi đồng đội. Cúp châu lục là cuộc tranh đấu bởi các đại diện châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi.

Vậy là mình đã giải thích cho bạn tương đối hoàn chỉnh về điền kinh là gì rồi. Hy vọng bạn có những phút giây giải trí thoải mái với bộ môn này nhé. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *